LUẬT PHÚ QUÝ

HOTLINE

TP. HÀ NỘI : 0903.14.8668
TP. HỒ CHÍ MINH : 0903.14.8668

Nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi

  • Ngày đăng: 14/02/2017
  • Cập nhật: 15/04/2024
  • 5868

          Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi, chúng tôi xin được đưa ra một vài quan điểm, ý kiến về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, nợ khó đòi để phần nào giúp Quý khách hàng hiểu sâu hơn về bản chất của nợ xấu, nợ khó đòi từ đó đưa ra phương án xử lý hữu hiệu góp phần hạn chế hiện tượng “rò rỉ tài chính” và làm giảm “cơn đau đầu ác tính”:

 

          1./ Khách nợ có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh do không phải trả lãi.

          Việc chiếm dụng vốn của khách nợ được biểu hiện dưới các dạng sau:

-          Cố tình không thanh toán, không muốn trả nợ và đưa ra nhiều lý do như: Chủ đầu tư chưa thanh toán vì công trình chưa được nghiệm thu, phê duyệt nên không thể trả được cho các nhà thầu thi công (với doanh nghiệp XDCB ) hoặc là do hàng hoá không bán được, bị nhiều đơn vị khác chiếm dụng vốn (với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh)…

-          Thường xuyên tìm cách tránh mặt, không thiện chí hợp tác làm việc.

-          Không ký nhận vào bất kỳ giấy tờ, tài liệu nào (kể cả đối chiếu công nợ và công văn phúc đáp).

-          Dẫn đến tình trạng nợ kéo dài, khó thu hồi tạo ra nhiều bất lợi cho chủ nợ:

-          Nếu với Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh là tạo cơ hội cho họ tẩu tán tài sản.....

-         Nếu là Doanh nghiệp nhà nước thì khó thu hồi vì nhiều lý do trong đó có một lý do hay vấp phải là: Họ đã thay đổi cơ cấu lãnh đạo nên lẩn tránh và đổ lẫn trách nhiệm cho nhau…

          2./ Do hồ sơ công nợ còn tranh chấp.

-          Hồ sơ công nợ còn tranh chấp là dạng hồ sơ thiếu căn cứ pháp lý: Do chưa có đủ chữ ký, con dấu xác nhận của người thẩm quyền … hoặc do hai bên chưa thể thoả thuận, thống nhất được về: Khối lượng thực tế thi công, khối lượng hàng hóa giao nhận thực tế, biên bản quyết toán, đối chiếu công nợ... Mặc dù con nợ rất có thiện chí thanh toán nhưng do hồ sơ công nợ chưa rõ ràng hoặc đã bị thất lạc nên không có căn cứ chắc chắn tạo sự yên tâm để khách nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán;

-          Khách nợ có ý định xù nợ nên vịn vào cớ hồ sơ công nợ không đầy đủ, bị thất lạc để không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

-          Nếu Doanh nghiệp có nghiệp vụ thì việc khôi phục các chứng từ, tài liệu bị thất lạc là không có gì khó khăn. Trong trường hợp Doanh nghiệp không có nghiệp vụ, để thời gian kéo dài, khách nợ sẽ có những động thái nhằm tạo ra những tài liệu, chứng cứ bất lợi cho chủ nợ và có thể dẫn đến tình trạng bị mất nợ.

          3./Do khả năng thanh toán của khách nợ yếu.

          Khách nợ rơi vào tình trạng này cũng là phổ biến, nhất là trong giai đoạn hiện nay, ví dụ như: Các doanh nghiệp trong ngành GTVT, các doanh nghiệp XDCB, các doanh nghiệp Nhà nước có từ thời bao cấp, các doanh nghiệp khó khăn do dịch bệnh…. Việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ gặp rất nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ… do phải đầu tư nhiều khi thi công nhưng không thu hồi được, hoặc cũng bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn nhiều. Tuy nhiên, khả năng tài chính yếu không có nghĩa là không có cơ hội thu hồi nợ (trừ trường hợp khách nợ mất khả năng hoàn toàn). Trong trường hợp này, chủ nợ phải luôn giám sát, theo dõi và kiểm soát được nguồn luân chuyển tài chính của phía khách nợ và phải có biện pháp xử lý nợ chuyên nghiệp và triệt để. Để khi khách nợ có nguồn thu, thì các khoản thu đó phải được chuyển thẳng vào tài khoản của chủ nợ, không để  chuyển qua tài khoản của khách nợ vì sẽ bị Ngân hàng khấu trừ trực tiếp.

 

4/ Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến phát sinh nợ khó đòi:

-          Cách quản  lý nợ của các doanh nghiệp không đúng phương pháp dẫn đến chuyển hoá thành nợ khó đòi.

-          Khách nợ có ý định lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ngay từ khi ký hợp đồng.

-          Lợi dụng thời hiệu yêu cầu toà án giải quyết vụ việc đã hết.

          Trên đây là những nguyên nhân căn bản, phổ biến nhất trong nhiều nguyên nhân phát sinh nợ khó đòi. Rất mong Quý khách sớm có được những giải pháp hữu ích để hạn chế tình trạng trên. Nếu bản thân Quý khách không tự xử lý được thì mong quý khách hàng nhanh chóng chuyển đến Công ty Luật chúng tôi, bằng sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực xử lý nợ khó đòi với sự tận tâm, mẫn cán của đội ngũ cán bộ là các Chuyên gia, Tiến sỹ, Luật sư hàng đầu trong ngành pháp lý Việt Nam để được hỗ trợ giải quyết.

Rất hân hạnh được hợp tác với Quý Khách hàng!

      (Mọi thông tin Quý khách hàng vui lòng liên hệ):

CÔNG TY LUẬT PHÚ QUÝ

- Văn phòng Hà Nội: Phòng 1204 Tòa nhà CT12- Khu ĐTM Kim Văn – Kim Lũ, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

- Chi nhánh HCM: P 713, Tòa nhà A1, Depot Metro Tham Lương, Dương Thị Giang, P. Tân Thới Nhất, Q12, Tp. HCM

Web: www.luatphuquy.com.vn            Email: luatphuquy@gmail.com

Hotline: 0903.14.8668 / 0368.14.8668      Zalo: 0903.14.8668

LS. Quang

0903.14.8668

Văn phòng

0368.14.8668

Zalo

0903.14.8668

Email

luatphuquy@gmail.com

Tin tức nổi bật

Luật sư Luật Phú Quý trợ giúp pháp lý bảo vệ thành công vụ án lừa đảo chiếm đoạt tải sản.

Luật sư Luật Phú Quý trợ giúp pháp lý bảo vệ thành công vụ án lừa đảo chiếm đoạt tải sản.

Các Luật sư của Công ty Luật TNHH Phú Quý đã rất vui mừng khi tham gia trợ giúp pháp lý, bảo vệ thành công quyền và lợi ích của Khách hàng trong vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ việc trợ giúp pháp lý cho bà Tuất đã được...
BỒI THƯỜNG CHI PHÍ LUẬT SƯ

BỒI THƯỜNG CHI PHÍ LUẬT SƯ

BỒI THƯỜNG CHI PHÍ LUẬT SƯ Trong bối cảnh hiện tại, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, những tranh chấp phát sinh ngày càng phức tạp, kéo dài đang ngày càng phổ biến, yêu cầu đến sự có mặt của Luật sư để bảo vệ quyền và...
Một số vấn đề pháp lý về đặt cọc

Một số vấn đề pháp lý về đặt cọc

Với ưu điểm là dễ dàng thực hiện, vừa có thể bảo đảm cho việc giao kết, vừa bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc cả hai, biện pháp đặt cọc được sử dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự hiện nay. Tuy nhiên, thực tiễn xét...
Rút kinh nghiệm từ vụ án tranh chấp của thành viên công ty và yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Rút kinh nghiệm từ vụ án tranh chấp của thành viên công ty và yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

(kiemsat.vn) Qua công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại theo thủ tục phúc thẩm, VKSND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh nhận thấy việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại về “Tranh chấp giữa thành viên công ty với...
Một số vấn đề về công chứng hợp đồng ủy quyền

Một số vấn đề về công chứng hợp đồng ủy quyền

Việc lập và công chứng hợp đồng ủy quyền được coi là căn cứ pháp lý và là chứng cứ xác thực, tin cậy cho việc thực hiện các giao dịch do người đại diện theo ủy quyền thực hiện nhân danh người ủy quyền. Trên thực tế, việc...

Thống kê truy cập

Online: 1
Tổng Lượt: 3.604.501

ĐỐI TÁC

0903.14.8668