1. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
* Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
* Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.
* Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
- Tranh chấp về học nghề, tập nghề;
- Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
- Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;
- Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
* Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp;
* Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
2. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
- Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
- Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.
- Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hoạt động tranh tụng của Luật sư trong vụ án lao động.
- Trong giai đoạn Tiền tố tụng, Luật sư Công ty Luật Phú Quý sẽ là người đại diện cho Quý Khách hàng trong quá trình thương lượng và luôn luôn vì mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Trong hoạt động tranh tụng tại tòa án đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Phú Quý có trí tuệ và bản lĩnh nghề nghiệp để tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
- Trong giai đoạn Sau tố tụng, Luật sư Công ty Luật Phú Quý sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết (soan đơn khiếu nại, kháng cáo, yêu cầu thi hành án, chuẩn bị hồ sơ cho giai đoạn tiếp theo,…) để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng.
Rất hân hạnh được hợp tác với Quý Khách hàng!
(Mọi thông tin Quý khách hàng vui lòng liên hệ):
CÔNG TY LUẬT PHÚ QUÝ
- Văn phòng Hà Nội: Phòng 1204 Tòa nhà CT12- Khu ĐTM Kim Văn – Kim Lũ, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
- Chi nhánh HCM: Phòng.713, Tòa nhà A1, Depot Metro Tham Lương, Dương Thị Giang, P.Tân Thới Nhất, Q12, TP.HCM
Web:www.luatphuquy.com.vn Email:luatphuquy@gmail.com
Hotline: 0903.14.8668/0368.14.8668 Zalo: 0903.14.8668